Cách tiết kiêm tiền của chuyên gia tài chính

"Thật khó để một người chuyên viết về tài chính cá nhân tự thừa nhận, nhưng tôi chưa bao giờ tiết kiệm đúng theo kế hoạch của mình. Cách đây 10 năm, tôi là một cô sinh viên, đi làm toàn thời gian nhưng số dư tài khoản chỉ có 5 USD, mức tối thiểu theo yêu cầu của ngân hàng. Không có lời giải thích phù hợp nào cả. Tôi kiếm đủ tiền để trang trải chi phí của mình, thậm chí có thể trích ra một phần để dành cho những ngày không may về sau. Trên thực tế, bản thân tôi lại muốn tự hưởng thụ trước và sẽ bắt đầu tiết kiệm sau.
Và chuỗi ngày đen tối bắt đầu.
Công ty tôi làm việc bắt đầu gặp khó khăn. Tôi không có thu nhập hàng tháng nữa trong khi lại chưa tiết kiệm được nhiều. Trong 2 tháng liền, tôi phải sống bằng thẻ tín dụng, vay nợ từ cha mẹ và chỉ ăn mì tôm. Đó là thời gian tồi tệ nhất với tôi. 
Vì vậy, ngay khi có được công việc mới, tôi tự nhủ với bản thân phải ưu tiên tiết kiệm lên trên hết. Tất nhiên, nói luôn dễ hơn làm và phải mất một thời gian, tiết kiệm mới trở thành thói quen với tôi. Đây là cách tôi đã thực hiện:
1. Đặt ra mục tiêu
GoalPic-1371458480_500x0.jpg
Một số người có "bản năng" tiết kiệm tự nhiên, chi tiêu hợp lý còn số dư để dành. Số còn lại, bao gồm cả tôi, thì phải có một sự thúc đẩy nào đó để tiết kiệm. Mặc dù đã có quyết tâm tiết kiệm, tôi vẫn "thổi bay" vài tháng lương đầu tiên của mình ở công việc mới. Sau đó, tôi cảm thấy mình nên "đánh lừa" bộ não một chút. Giải thưởng được đặt ra, tôi được mua bất cứ thứ gì dưới 30 USD nếu bản thân tiết kiệm tối đa chi phí trong tháng đó.
Cho phép chi tiêu dường như là phần thưởng tuyệt nhất sau nỗ lực tiết kiệm. Một sự khuyến khích ban đầu rất cần thiết để tạo thành thói quen tiết kiệm sau này. Dần dần, tôi không cần phải tự thưởng bản thân mình nữa.
2. Tự động hóa
money-transfer2-1371458480_500x0.jpg
Cho đến hiện tại, nếu không để mục tiêu tiết kiệm lên đầu tiên thì tôi sẽ dễ dàng bỏ qua nó. Luôn luôn có những thứ bòn rút tiền, từ việc thay lốp xe, máy sấy tóc hỏng hay muốn đi du lịch đâu đó trong kỳ nghỉ. Cách tốt nhất để tránh chúng là tự nói với bản thân "Tôi rất muốn, nhưng không phải lúc này" và tạo một kế hoạch tự động.
Tôi thiết lập chế độ tự động chuyển tiền từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm mỗi khi nhận được tiền. Nhờ đó, tôi dễ dàng "đánh lừa" được chính mình, không chi tiêu cho những nhu cầu chưa cần thiết vì số tiền có thể sử dụng còn lại không nhiều như dự đoán.
3. Bỏ tiền vào ống tiết kiệm
3-1371458480_500x0.jpg
Có vẻ đây là thói quen đã trở nên lỗi thời nhưng nó luôn hiệu quả. Tôi tự bỏ vào ống tiền tiết kiệm một khoản nhỏ mỗi ngày. Khi nó đầy, tôi mang số tiền đó tới ngân hàng và bỏ vào tài khoản của mình. 10 năm sau đó, thói quen này vẫn còn và hiện, tôi đã tiết kiệm được 500 USD bằng cách trên.
4. Cắt giảm vài thói quen
4-1371458480_500x0.jpg
Tôi lớn lên trong một gia đình bình thường, bố mẹ chi tiêu tiết kiệm bản thân không bao giờ sử dụng số tiền lớn. Nhưng tôi "hoang phí" theo cách khác, tiêu ít nhưng số lần lại nhiều. Ví dụ, tôi đến Starbucks 5 lần mỗi tuần, tốn 3,6 USD cho cốc cà phê, tương đương với 72 USD một tháng. Tương tự, tôi tốn 1,18 USD mua đồ uống khác mỗi khi đi làm về, đồng nghĩa với 23,6 USD một tháng.
Khi kế hoạch tiết kiệm đi vào vận hành, một tháng tôi tiết kiệm được gần 96 USD nhờ cắt giảm 2 nhu cầu trên và có thêm 1.147 USD mỗi năm.
5. Của "trời cho"
5-1371458482_500x0.jpg
Đó là cách tôi gọi những khoản cho, tặng tiền mặt đến từ các thành viên trong gia đình, tiền thưởng từ công ty hoặc hoàn thuế cá nhân. Ngay lập tức, ham muốn mua sắm trong tôi trỗi dậy và thường là những món đồ không cần thiết như ti vi có màn hình lớn hơn, máy tính mới.... Để phá vỡ thói quen này, tôi chuyển ngay "của trời cho" vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Muốn mua sắm thì phải đi rút tiền mà tôi lại đủ mạnh để tự cản mình ra máy ATM.
6. Tăng tỷ lệ tiết kiệm
6-1371458483_500x0.jpg
Bất kỳ cuốn sách hướng dẫn tài chính cá nhân nào cũng có điều này. Nếu bạn có thể gửi toàn bộ phần lương tăng thêm của mình vào tài khoản tiết kiệm thì xin chúc mừng. Còn tôi thì lại không thể. Thay vào đó, tôi tự tạo cho mình một tỷ lệ riêng. Nếu được tăng lương 4%, tôi sẽ bỏ một nửa vào tài khoản tiết kiệm. 2% còn lại tôi dùng để trang trải thêm cho cuộc sống hoặc đơn giản là để bản thân được vui vẻ một chút.
Bằng những cách này, tôi đã có thể tăng tỷ lệ và số tiền tiết kiệm của mình qua mỗi năm mà không cần phải sống vất vả như khi còn ở trường đại học."
Nguyễn Tâm (theo Money Talks News)

Sếp FPT kể về ‘cái tát đầu đời’

Có được vị trí hôm nay, ba lãnh đạo trẻ FPT va vấp rất nhiều, thậm chí có người định từ bỏ con đường đã chọn. Nhưng lòng đam mê, khát khao chinh phục đã nâng họ dậy để tiếp tục gặt hái thành công.
Hội trường có sức chứa 1.000 người tại Đai học Bách Khoa Hà Nội hầu như đã được phủ kín trong ngày 28/5 khi chương trình “Chat với CEO” do FPT tổ chức diễn ra lần 2. Ba diễn giả tham gia chương trình là những lãnh đạo trẻ, tài năng, giàu kinh nghiệm song cũng rất hài hước. Hiện cả ba anh đều giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng trong các công ty thành viên thuộc Tập đoàn FPT.
dien-gia-1369796047_500x0.jpg
Ba diễn giả là những lãnh đạo trẻ của FPT. Từ trái qua: Anh Hoàng Việt Anh, Nguyễn Văn Khoa và Lê Hồng Việt. Ảnh: chungta.
Kể về ngày đầu tiên đi làm, trong không khí giao lưu thân thiện, anh Nguyễn Văn Khoa Tổng giám đốc FPT Telecom chia sẻ, đó như "cái tát của cuộc đời", bởi những kiến thức ở ghế giảng đường và thực tế công việc rất khác nhau.
“Trước khi tốt nghiệp, tôi từng mơ mình sẽ mở một chuỗi khách sạn từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Đến khi vào FPT, tôi hiểu luôn ước mơ ấy không bao giờ thực hiện được, vì cần nhiều yếu tố khác”, anh Khoa tiết lộ.

Tổng giám đốc FPT Telecom từng có ước mơ trở thành phi công và đã đi tập huấn bay để thực hiện niềm đam mê ấy. Nhưng lối rẽ bất ngờ khiến anh bỏ từ bỏ giấc mơ phi công và dẫn đường đến với… kỹ thuật. Khi bén duyên với FPT, anh đã dành ra 5 năm để học về những thứ liên quan đến mạng Internet.

Suốt 5 năm đầu ở FPT, anh không ngừng học những kiến thức mình đang thiếu. Anh nhờ bảo vệ đánh một cái chìa khóa ở phòng máy chủ để lẻn vào "chỉ để biết trái tim của một hệ thống như thế nào". Công việc kiểm tra hệ thống trong 3 năm liền đó đã cho anh những kiến thức mà không thứ sách vở nào ghi được.

“Các bạn cần mạnh dạn, nỗ lực, thể hiện quyết tâm, kiên trì và tư duy logic thật tốt”, là những đúc kết của anh Khoa dành cho các bạn trẻ.
sinh-vien-1369796047_500x0.jpg
Sinh viên hào hứng đặt câu hỏi cho diễn giả. Ảnh: Chungta
“Cú sốc” đầu đời của anh Hoàng Việt Anh sau khi kết thúc đời sinh viên khá nhẹ nhàng. Nhưng “trong 20 năm ở FPT, tôi gặp thất bại nhiều hơn thành công. Năm 2010, tôi nhận mảng công việc mới là mở nhà máy, nhân rộng mô hình Petronas. Dự án thất bại và tôi phải cân nhắc có nên tiếp tục cho FPT”, anh kể. Nhờ được tạo điều kiện, anh đã chuyển bại thành thắng và tiếp tục chinh phục những dự án lớn khác. Việt Anh hiện là Giám đốc Đơn vị phần mềm chiến lược số 1 FPT Software.
Theo anh, bất kỳ ai đều không tránh khỏi vấp ngã khi lập nghiệp, những người thành công là người biết cách đứng dậy và tìm được môi trường cho họ cơ hội để sửa sai.
Bên cạnh đó, các anh đã trao đổi về xu hướng công nghệ toàn cầu và kinh nghiệm làm việc trực tiếp với những tập đoàn công nghệ đa quốc gia, chia sẻ nhiều cơ hội dành cho sinh viên công nghệ, góp phần giúp các bạn trẻ định hướng nghề nghiệp và đưa ra những quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp trong tương lai.

Giám đốc Công nghệ FPT Software Lê Hồng Việt - vốn là dân công nghệ được đào tạo bài bản từ Đại học Sydney, Australia. Năm 2005, anh gia nhập FPT để thỏa mãn đam mê công nghệ khi được trực tiếp tham gia những dự án lớn với nhiều tập đoàn đa quốc gia. Để không ngừng nâng cao năng lực công nghệ đồng thời nuôi dưỡng tình yêu với công việc, anh Lê Hồng Việt quan niệm cần phải ra chiến trường, tham gia các trận đánh lớn. Anh đùa: “Nếu không có điều kiện để tham gia trực tiếp thì đành bắt chước bác Tố Hữu đi nghe anh em ở mặt trận về kể chuyện. Tuy nhiên, để ra trận mà không chết thì cũng phải tự trang bị kiến thức cho mình trước đã”.
Thực tế làm việc đã giúp anh học hỏi được rất nhiều từ chính các dự án đang triển khai và các chuyên gia công nghệ đến từ khắp châu lục. Ngoài ra, mỗi lần đi công tác nước ngoài, việc đầu tiên anh nghĩ tới là tìm mua những cuốn sách viết về lĩnh vực mà mình đang quan tâm.
Anh khuyên các bạn sinh viên công nghệ nên thường xuyên cập nhật thông tin từ các tập đoàn công nghệ nổi tiếng, nghiên cứu sâu hơn trong các sách, tạp chí chuyên ngành và tìm được những người thầy, người bạn cùng lĩnh vực để tiếp nhận, chia sẻ kiến thức. “Trong thế giới công nghệ, nếu bị tụt hậu thì chẳng khác nào tự sát”, anh nhận định.

Các lãnh đạo trẻ FPT cũng dành thời gian trả lời thắc mắc của sinh viên về chế độ đãi ngộ cho những người làm công nghệ ở FPT. “Cách đây 2 năm, FPT đã hoạch định con đường thăng tiến cho cán bộ công nghệ. Theo đó, những chuyên gia giỏi không cần phải làm quản lý. Hiện tại, có nhiều chuyên gia công nghệ lương còn cao hơn lương của tôi”, anh Việt Anh cho hay.

Chương trình diễn ra trong hơn 2 giờ, với nhiều tiếng cười và những tràng pháo tay ủng hộ. Sự duyên dáng, dí dóm của MC Đinh Tiến Dũng cùng với những câu chuyện từ thực tế của các lãnh đạo trẻ FPT đã lôi cuốn sinh viên.

Theo dõi buổi giao lưu với sự háo hức, Lê Hưởng Đạo, một sinh viên của trường, cho biết: “Chương trình rất bổ ích bởi em biết nhiều thông tin, làm quen với nhiều người. Lúc đầu khi đặt câu hỏi rất run, nhưng em thực sự vui mừng khi nhận được câu trả lời của anh Khoa, đồng ý giới thiệu em với sư phụ của anh ấy”.

Trần Trung Hiếu biết chương trình giao lưu qua kênh Facebook. Cậu sinh viên công nghệ này đặt mục tiêu là phải tham gia vì muốn biết “Công ty công nghệ lớn như FPT làm thế nào để phát triển”.

“Em thấy chương trình gần gũi, vui vẻ. Đây là chia sẻ như từ người anh, từ chính trải nghiệm của bản thân chứ không phải những thứ quá cao siêu. Qua câu chuyện của các anh, em thấy mức lương không phải là điều quá quan trọng, cần thiết hơn chính là duy trì sự đam mê”, Hiếu nói.

Không là sinh viên Bách Khoa, nhưng khi được nghe bạn kể về chương trình, Phùng Thị Mai Phương, Đại học Công nghệ Hà Nội, đã không quản nắng nôi đến tham gia: “Chương trình hấp dẫn và em được học nhiều kinh nghiệm để xin việc. Em cũng rút ra bài học là chúng ta tiếp tục tích lũy trong môi trường làm việc, kinh nghiệm khác nhau”.

Dự kiến, sau chương trình được tổ chức tại Hà Nội, “Chat với CEO” số tiếp theo sẽ được tổ chức ở TP HCM.
Theo Chungta

13 lí do dẫn tới cái chết của các doanh nghiệp tư nhân

Đây là những kinh nghiệm sương máu đã giúp Sử Ngọc Trụ xây dựng nên công ty Giant như ngày nay.

Trong bài viết này GameK sẽ trích đoạn "13 cái chết của công ty tư nhân" từ cuốn tự thuật mới xuất bản có tên "Kinh nghiệm marketing của tôi" của Sử Ngọc Trụ - nguyên CEO của công ty Giant. Những điều này được viết cách đây khá lâu, từ năm 2001, khi đó ngành công nghiệp game online của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu đi những bước chập chững đầu tiên và có thể nó không còn hợp so với xu hướng thị trường hiện nay, nhưng nó là những kinh nghiệm sương máu đã giúp Sử Ngọc Trụ xây dựng nên một Giant hùng mạnh như ngày nay và biết đâu nó có thể là nguồn cảm hứng cho những công ty non trẻ.
 
13 lí do dẫn tới cái chết của các doanh nghiệp tư nhân 1
Ông Sử Ngọc Trụ
 
Cái chết thứ 1: Cạnh tranh không lành mạnh
 
Đối thủ cạnh tranh luôn bên bạn, bạn ở ngoài sáng họ ở trong tối, họ có thể vu cáo bạn, kiện cáo để hủy hoại thanh danh công ty bạn. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đôi khi có thể dẫn tới cái chết đau đớn cho các doanh nghiệp, công ty.
 
Cái chết thứ 2: Đụng phải người tiêu dùng có ác ý
 
Một người tiêu dùng vô lý cũng có thể dẫn tới cái chết cho công ty bạn, sự phiền hà họ mang lại sẽ khó lường trước được. Bản thân Giant cũng đã gặp phải tình huống này và đó là những trải nghiệm nhớ đời không bao giờ quên.
 
Cái chết thứ 3: Phương tiện truyền thông bao vây
 
Giant đã từng gặp rất nhiều rắc rối với giới truyền thông và đã nếm trải thất bại.
 
Cái chết thứ 4: Sự không khách quan của truyền thông đối với sản phẩm
 
Ví như chỉ cần 10% giới truyền thống nói sản phẩm không có hiệu quả, nhất định sản phẩm đó sẽ thất bại. Ở Trung Quốc, khi mà có người nói một sản phẩm nào đó không tốt sẽ có rất nhiều người nhẹ dạ cả tin.
 
Cái chết thứ 5: Các nhà chức trách làm các doanh nghiệp chết
 
Khi sản phẩm đã có danh tiếng thì chỉ cần có một lỗi nhỏ bị phàn nàn tới giới chức trách thì có thể làm cho toàn bộ sản phẩm bị thu hồi và hủy bỏ.
 
Cái chết thứ 6: Tính đàn hồi của chế độ pháp luật
 
Chế độ pháp luật không hợp lý sẽ làm bạn không thể không phạm quy.
 
Cái chết thứ 7: Bị lừa
 
Việc bị lừa có thể dẫn tới sự thiếu hụt về nguồn vốn và làm cho toàn bộ doanh nghiệp đi xuống trong khi pháp luật bảo vệ các doanh nghiệp tư nhân còn rất hạn chế.
 
Cái chết thứ 8: Mối đe dọa của "bệnh mắt đỏ"
 
Quá nhiều tin đồn, tin đồn về doanh nghiệp còn dễ xử lý, sợ nhất là những tin đồn về sản phẩm.
 
Cái chết thứ 9: Sự dọa dẫm của "xã hội đen"
 
Cái chết thứ 10: Xúc phạm đến một số quan chức có quyền lực trong tay, họ có thể lợi dụng vị trí của mình để ngăn cản doanh nghiệp phát triển.
 
Cái chết thứ 11: Xúc phạm đến một thế lực nào đó cũng có dẫn tới sự sụp đổ cho doanh nghiệp, ví như họ có thể "đầu độc" sản phẩm của mình.
 
Cái chết thứ 12: Gặp giả mạo
 
Việc giả mạo và các thành phần làm hàng giả rất nguy hiểm, có thể làm doanh nghiệp mất uy tín dẫn tới việc sụp đổ. Trước đây Giant có bị và đã phải nhờ tới cảnh sát địa phương để giải quyết, giờ đây khi phát hiện hàng giả thì chúng tôi sẽ tự đi mua hết tránh để chúng làm tổn hại đến người tiêu dùng.
 
Cái chết thứ 13: Vấn đề an toàn của chính doanh nghiệp đó.

110 tỷ USD trong tay 10 doanh nhân giàu nhất châu Á


Châu Á là quê hương của các nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Vì vậy, số người siêu giàu tại đây cũng ngày càng nhiều lên. Hai năm trước, châu Á còn lần đầu tiên vượt Bắc Mỹ để trở thành nơi có nhiều triệu phú nhất thế giới, theo số liệu của Capgemini và RBC Wealth Management.
Dưới đây là danh sách 10 doanh nhân giàu có nhất châu Á, theo dữ liệu từ công ty chuyên nghiên cứu người giàu Wealth-X, tính đến hết 31/3. Tổng tài sản của những người này lên tới hơn 110 tỷ USD.

1. Li Ka-shing

Tuổi: 84
Tài sản: 29,7 tỷ USD
Quốc tịch: Hong Kong (Trung Quốc)
Li Ka-shing là người giàu nhất châu Á và cũng là tỷ phú tự thân giàu nhất trong danh sách. Tỷ phú rời Trung Quốc đến Hong Kong cùng gia đình năm 1928. Nhưng sau đó, ông đã phải bỏ học đi làm năm 12 tuổi vì cha mắc bệnh nặng. Từ một công nhân, Li dần thăng chức thành quản lý nhà máy nhựa năm 19 tuổi.
Ông lập công ty riêng có tên Cheung Kong Industries năm 22 tuổi, sau đó bắt đầu gia nhập thị trường bất động sản. Đến nay, việc kinh doanh của tỷ phú đã trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ viễn thông, vận chuyển đến công nghệ sinh học với nhân viên tại 52 quốc gia.

2. Zong Qinghou

Tuổi: 67
Tài sản: 14,9 tỷ USD
Quốc tịch: Trung Quốc
Zong Qinghou là tỷ phú và đại biểu quốc hội giàu nhất Trung Quốc. Ông hiện là Chủ tịch kiêm CEO Hangzhou Wahaha - tập đoàn nước giải khát lớn nhất Trung Quốc. Năm 1987, Zong thành lập hãng cùng hai giáo viên nghỉ hưu bằng 22.000 USD đi vay. Công ty hiện đã có 60 nhà máy tại 29 thành phố trên cả nước với sản phẩm chính là soda, thức ăn và quần áo trẻ em. Hồi tháng 1, Hangzhou Wahaha cũng ký hợp đồng tài trợ 3 năm với Câu lạc bộ bóng đá Anh Manchester United.

3. Tatparanandam Ananda Krishnan

Tuổi: 74
Tài sản: 11,2 tỷ USD
Quốc tịch: Malaysia
Tatparanandam Ananda Krishnan là người giàu thứ nhì Malaysia, sở hữu đế chế doanh nghiệp trải khắp các lĩnh vực viễn thông, bất động sản, dầu mỏ và truyền hình trả tiền. Sinh ra trong một gia đình nhập cư từ Sri Lanka, tỷ phú tốt nghiệp Đại học Harvard này đã kiếm được hàng triệu USD đầu tiên nhờ kinh doanh dầu mỏ.
Ông cũng là một trong những giám đốc đầu tiên của đại gia dầu mỏ Petronas. Thông qua công ty của mình - Usaha Tegas, Krishnan đã giành quyền kiểm soát nhiều doanh nghiệp Malaysia. Ông cũng nổi tiếng tính toán chính xác thời cơ trên sàn chứng khoán.

4. Charoen Sirivadhanabhakdi

Tuổi: 69
Tài sản: 10,7 tỷ USD
Quốc tịch: Thái Lan
Charoen Sirivadhanabhakdi là ông chủ hãng bia lớn nhất Thái Lan - Thai Bev và cũng là người giàu thứ ba nước này. Thập niên 70, Charoen khởi nghiệp bằng một công ty nhỏ kinh doanh bia - rượu. Đến thập kỷ sau, ông mới lấn sân làm nhà máy đường, ngân hàng và bảo hiểm.
Bước ngoặt đến với ông khi năm 1995, ông hợp tác với hãng bia Đan Mạch - Carlsberg để sản xuất Chang Beer. Tài phiệt này cũng đầu tư mạnh vào bất động sản, như trung tâm mua sắm hay khách sạn, trải dài từ Singapore đến New York. Hồi tháng 1, Charoen cũng gây chú ý khi thâu tóm tập đoàn khổng lồ Fraser and Neave của Singapore với giá 11 tỷ USD.

5. Henry Sy, Sr.

Tuổi: 88
Tài sản: 10 tỷ USD
Quốc tịch: Philippines
Henry Sy Sr. là người cao tuổi nhất trong danh sách và cũng là tỷ phú số một Philippines. Ông là dân di cư từ Trung Quốc, sau đó khởi nghiệp bằng cửa hàng bán giày nhỏ ở Manila năm 1985. Cửa hàng này đã phát triển thành tập đoàn tỷ USD - SM Investments ngày nay. Hãng cũng đang phát triển thành một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước với hệ thống trung tâm thương mại, bất động sản, ngân hàng và khách sạn khổng lồ. SM Investments hiện là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất Philippines với 17,2 tỷ USD.

6. Masayoshi Son

Tuổi: 55
Tài sản: 8,8 tỷ USD
Quốc tịch: Nhật Bản
Masayoshi Son là nhà sáng lập kiêm CEO Softbank - nhà mạng lớn thứ ba Nhật Bản. Theo Forbes, ông cũng là người giàu thứ ba nước này. Son lớn lên tại một vùng nông thôn ở Tây Nam Tokyo trước khi chuyển đến California để học trung học và đại học.
Sau khi về nước, ông thành lập Softbank năm 1981, chuyên kinh doanh máy tính và phần mềm. Sau đó, hãng nhanh chóng phát triển thành đại gia viễn thông và đầu tư vào hàng loạt công ty như Yahoo, Aozora Bank hay Nasdaq Nhật Bản. Năm ngoái, Son được giới truyền thông chú ý khi tuyên bố kế hoạch mua lại 70% nhà mạng Sprint Nextel (Mỹ) với giá 20,1 tỷ USD.

7. Liang Wengen

Tuổi: 56
Tài sản: 7,9 tỷ USD
Quốc tịch: Trung Quốc
Liang Wengen là Chủ tịch Sany Group - một trong những hãng sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất Trung Quốc. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hồ Nam (Trung Quốc), Liang đã nỗ lực lấy bằng đại học và cùng ba người bạn thành lập Sany năm 1989. Đến nay, tập đoàn đã có 5 khu công nghiệp tại Trung Quốc, 5 nhà máy sản xuất tại Mỹ, Đức, Ấn Độ, Brazil và Indonesia, cùng 21 công ty kinh doanh trên khắp thế giới.

8. Wan-Tsai Tsai

Tuổi: 83
Tài sản: 7,2 tỷ USD
Quốc tịch: Đài Loan (Trung Quốc)
Wan-Tsai Tsai là người giàu thứ ba tại Đài Loan (Trung Quốc), theo danh sách củaForbes. Ông là nhà sáng lập Fubon, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Đài Loan. Fubon kinh doanh cả xây dựng, viễn thông và truyền thông.
Hồi tháng 3, Fubon Financial đã được chấp thuận mua 80% cổ phần ngân hàng Trung Quốc Firstsino Bank. Đây là lần đầu tiên một nhà băng Đài Loan được phép mua cổ phần trong ngân hàng Trung Quốc.

9. Sunil Mittal

Tuổi: 55
Tài sản: 6,5 tỷ USD
Quốc tịch: Ấn Độ
Sunil Bharti Mittal là nhà sáng lập Bharti Enterprises và là Chủ tịch Bharti Airtel - nhà mạng lớn nhất Ấn Độ. Ông cũng là tỷ phú giàu thứ 8 nước này, theo Forbes. Mittal thành lập công ty năm 1976 khi mới 18 tuổi, với 500 USD vay từ cha. Khi ấy, hãng chỉ sản xuất phụ tùng xe đạp. Đến nay, tập đoàn của ông đã có rất nhiều mảng kinh doanh, như bán lẻ, dịch vụ tài chính và sản xuất với hoạt động tại 20 quốc gia.

10. Robin Yanhong Li

Tuổi: 44
Tài sản: 4,9 tỷ USD
Quốc tịch: Trung Quốc
Robin Yanhong Li là người trẻ nhất trong danh sách. Anh là nhà đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO website tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc - Baidu năm 2000. Trước đó, Li từng phát triển phần mềm cho hai hãng công nghệ Mỹ là IDD và Infoseek.
Đây cũng là công ty Trung Quốc đầu tiên được đưa vào danh sách Nasdaq 100 Index năm 2007. Ba năm sau, Li cũng lọt top 100 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới của tạp chí Time nhờ đi tiên phong trong ngành công nghiệp tìm kiếm tại Trung Quốc.
Thùy Linh (theo CNBC)

CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công


Bên cạnh việc thu hút, nuôi dưỡng nhân tài, những nhà quản lý còn phải không ngừng học hỏi những điều mới.

Từng là một game thủ hàng đầu Việt Nam, ông Lê Hồng Minh từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002. Chỉ 2 năm sau, ông lập nên VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.
 
Sau thành công vang dội với game, VinaGame tiếp tục lập trang mạng Zing.vn năm 2007, và mạng xã hội Zing Me năm 2009. Hiện nay Zing.vn là một trong những website hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở thị trường game.
 
CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công 1
 
Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết đi đến thành công của ông Lê Hồng Minh.
 
Công việc đầu tiên và bài học rút ra
 
Công việc đầu tiên của Lê Hồng Minh là làm ca đêm tại cửa hàng 7-Eleven tại Melboure, Úc khi còn đang là sinh viên tại đây. Ông đã làm việc tại đây gần 2 năm rưỡi, với mức lương ban đầu là 8 AUD/giờ sau tăng lên 10 AUD/giờ. Ông Minh chia sẻ 2 bài học lớn rút ra đó là:
 
1: Lao động thực sự rất vất vả và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm. Cụ thể, nhân viên phải có mặt từ 10h tối và làm tới tận 7h sáng với các công việc như thu ngân, lau dọn cửa hàng, đặt hàng mới và nhận hàng vào buổi sáng.
 
2: Cần học cách thực sự yêu công việc chứ không chỉ thể hiện mong muốn kiếm tiền.
 
Ông thừa nhận ban đầu đi làm là để có thêm thu nhập nhưng dần yêu công việc vì có cơ hội được giao tiếp với nhiều khách hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách pha trò bằng tiếng Anh với khách hàng. Đây cũng là một phần lí do tại sao ông lại gắn bó với công việc vất vả này suốt hơn 2 năm.
 
Khởi nghiệp
 
Mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.
 
CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công 2
 
Lê Hồng Minh từng làm trong ngành đầu tư trước khi sáng lập VNG, có nhiều cơ hội thẩm định và đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, nên ông không quá choáng ngợp trước những gian nan khi khởi nghiệp. Ông cho rằng điều thực sự làm mình bất ngờ chính là thành công ngoài dự kiến của VNG từ rất sớm. Một bất ngờ khác thú vị không kém được ông chia sẻ chính là cá tính, phẩm chất của những người cộng sự của mình khi khởi nghiệp, và cho rằng đây là yêu tố mà không nhiều người làm lãnh đạo nhận ra hay nhận thức đầy đủ.
 
Không ngừng học hỏi
 
Lê Hồng Minh ham đọc và rút ra nhiều bài học từ các sách kinh doanh, lịch sử, tự truyện. Tác giả ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Jack Welch với cách tiếp cận hết sức thực tế. Và VNG đã áp dụng nhiều điều từ mô hình GE của Jack Welch.
 
Mặt khác, ông Minh còn học hỏi qua những người ông gặp. Những lời khuyên của đồng sáng lập VNG – Bryan Pelz đã có ảnh hưởng nhiều tới ông trong những quyết sách thời gian đầu của VNG, bên cạnh đó còn là những lời khuyên, những tranh luận bổ ích tại ban lãnh đạo của VNG cũng giúp ông rất nhiều.
 
Bí quyết cho nhà quản lí
 
Theo ông Lê Hồng Minh, tư tưởng và giá trị quan trọng hơn kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt là đối với người quản lý. Nhiều người không chú ý tới phát triển tư tưởng hay giá trị của mình, mà chỉ chú trọng vào kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ.
 
CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công 3
 
Quyết định khó khăn nhất khi làm quản lý của ông đó là quyết định nói “không”. Bao gồm cả quyết định về nhân sự, quyết định chiến lược và quyết định về giá trị.
 
Theo ông, quyết định làm ông hài lòng nhất chính là chọn lựa được người phù hợp với công việc, được chứng kiến người đó phát triển, mang lại nhiều kết quả.
 
Giá trị và văn hóa doanh nghiệp tại VNG
 
Đứng trước vấn đề giá trị và văn hóa doanh nghiệp khi VNG ngày càng phát triển mở rộng, CEO của VNG cho rằng người lãnh đạo cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này. Cần phải xác định rõ những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới, luôn trung thành với những giá trị này trên mọi phương diện, từ suy nghĩ, lời nói cho tới việc làm.
 
Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên cũng nên dựa trên giá trị và văn hóa chứ không chỉ dựa trên kết quả công việc.
 
CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công 4
 
Nhưng để thực hiện điều này không hề đơn giản khi quy mô doanh nghiệp tăng lên trong khi quỹ thời gian lại có hạn, có rất nhiều điều phải làm, nhiều công việc không quan trọng nhưng cần xử lý ngay.
 
Khi doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn, người quản lý không thể quán triệt quan điểm này tới tất cả mọi người, do đó cần phải đặt công tác truyền thông về các giá trị và văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu.
 
Thu hút và giữ chân nhân tài
 
Theo ông Lê Hồng Minh, mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.
 
Mặc dù đã từng đọc rất nhiều về vấn để này trước khi thành lập VNG, ông chỉ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề về sau này khi phải đứng trước nhiều vấn đề quan trọng như cách phân phối thời gian, quản lý nguồn lực công ty, và xây dựng chiến lược công ty – tất cả đều chỉ xoay quanh vấn đề con người, đặc biệt là người tài.
 
(Theo TechDaily)

Triết lý thành công của 10 nhà đầu tư vĩ đại


Những nhà đầu tư nổi tiếng và thành công luôn có những triết lý riêng của họ. Đối với tỷ phú George Soros, đầu tư tốt là một công việc tẻ ngắt, trong khi Benjamin Graham không tin vào các dự báo.
Trang Business Insider đã điểm lại những lời khuyên nổi tiếng của các nhà đầu tư đã gặt hái thành công lớn trong sự nghiệp:
George Soros: Đầu tư tốt là một công việc chán ngắt
 
 
George Soros là một nhà đầu tư tỷ phú người Mỹ gốc Do thái, nổi tiếng vì vụ bán khống đồng Bảng Anh hồi thập niên 1990. Khi đó, Soros đã dẫn đầu các cuộc tấn công khiến đồng bảng Anh mất giá mạnh và bỏ túi 1 tỷ USD.
 
Nói về đầu tư, Soros cho rằng: “Nếu đầu tư là một hoạt động giải trí, nếu bạn tìm thấy niềm vui, thì có lẽ bạn sẽ không kiếm được tiền. Đầu tư tốt là một công việc tẻ ngắt”.
 
Jack Bogle: Thua lỗ là một thực tế của thị trường
 
 
Jack Bogle là nhà sáng lập và từng giữ vai trò Giám đốc điều hành (CEO) của quỹ tương hỗ The Vanguard Group. Ông có lần nói rằng: “Nếu không tưởng tượng ra nổi mức thua lỗ 20% trên thị trường chứng khoán thì bạn đừng nên đầu tư cổ phiếu làm gì”.
 
Bob Farrell: Không nên chạy theo đám đông 
 
 

 
Bob Farrell là người đi đầu về phân tích kỹ thuật ở Phố Wall hồi cuối những năm 1950. Ông là một “cựu binh” lâu năm của ngân hàng Merrill Lynch và chứng kiến nhiều phen thăng trầm của thị trường chứng khoán Mỹ qua mấy thập kỷ.
 
Theo Farrell, “đám đông mua phần lớn cổ phiếu ở mức giá đỉnh và phần ít ở mức giá đáy” và “tới khi tất cả các chuyên gia và dự báo nhất trí với nhau, thì một điều gì đó khác sẽ xảy đến”.
 
Benjamin Graham: Hãy dè chừng với các dự báo
 
 
Benjamin Graham (1894-1976) là một chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư. Ông được coi là người đi đầu trong trường phái đầu tư giá trị (value investment) và có ảnh hưởng nhiều tới nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. 
 
 “Thật lố bịch khi cho rằng công chúng có thể kiếm được tiền nhờ các dự báo thị trường”, Graham từng nói.

Philip Fisher: Hãy hiểu giá trị khoản đầu tư của bạn
 
 
Philip Fisher (1907-2004)  là một trong những nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Triết lý đầu tư của ông đã được ghi lại trong cuốn sách đầu tư kinh điển "Cổ phiếu thường và lợi nhuận phi thường" xuất bản năm 1958.
 
Fisher cho rằng:“Thị trường chứng khoán đầy rẫy những người biết giá của mọi thứ, nhưng chẳng biết giá trị của thứ gì”.
 
Warren Buffett: Nên tham lam khi kẻ khác sợ hãi
 
 
 
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet, Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, người giàu thứ tư thế giới theo xếp hạng của Bloomberg, từng nói: “Các nhà đầu tư nên nhớ rằng, sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. 

Thomas Rowe Price Jr.: Cần phải hiểu lãnh đạo công ty
 
 
Thomas Rowe Price Jr. (1898-1983) là nhà sáng lập công ty đầu  tư T. Rowe Price, đồng thời được coi là cha đẻ của trường phái đầu tư tăng trưởng (growth investing). 
 
Ông cho rằng: “Mọi doanh nghiệp đều do con người tạo nên. Đó là thành quả của các cá nhân, phản ánh tính cách, triết lý kinh doanh của những người sáng lập nên công ty cũng như những người chèo lái công ty vượt qua các khó khăn trong quá trình tồn tại. Nếu bạn muốn hiểu bất kỳ một công ty nào, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu về nền tảng của những con người đã lập nên công ty đó và lãnh đạo nó trong quá khứ, cũng như hy vọng và tham vọng của những người đang vạch ra tương lai cho nó”.

Peter Lynch: Hãy học tập
 
Peter Lynch là nhà quản lý quỹ xuất chúng của Mỹ,  giữ vai trò Giám đốc quỹ Megallan Fund trong thời gian từ năm 1977-1990. Ông đã đưa tài sản của quỹ này tăng từ 18 triệu USD lên 14 tỷ USD trong khoảng thời gian này, với mức lợi nhuận trung bình mỗi năm là 29,2%.
 
“Đầu tư mà không nghiên cứu thì cũng giống như chơi bài mà không nhìn vào quân bài”, Lynch từng nói.
 
John Neff: Hãy làm việc gì đó thông minh, đừng làm việc đã phổ biến
 
 
John Neff là một trong những nhà đầu tư quỹ tương hỗ nổi tiếng nhất trong vòng 40 năm qua. Ông từng là người đứng đầu quỹ Windsor Fund thuộc công ty quản lý tài sản Vanguard từ năm 1964-1995. Trong khoảng thời gian đó, quỹ Windsor mang lại mức lợi nhuận bình quân 13,7% mỗi năm.
 
“Những việc không phổ biến không dễ làm nhưng lại là những việc giúp bạn kiếm được tiền. Hãy mua những cổ phiếu mà người khác cho là tồi, rồi chờ đến khi giá trị thực sự của chúng được công nhận”, Neff nói.
 
Ray Dalio: Cần phải hiểu hệ thống
 
 
Ray Dalio được xem là một trong những nhà quản lý quỹ đầu cơ giỏi nhất thế giới hiện nay. Ông là nhà sáng lập Bridgewater Associates, công ty quản lý quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới với số tài sản được quản lý khoảng 120 tỷ USD.
 
“Một nền kinh tế chỉ là tổng thể của những giao dịch tạo nên nó. Mỗi giao dịch là một điều đơn giản. Bởi vì có rất nhiều giao dịch nên nền kinh tế trông phức tạp hơn thực tế. Nếu thay vì nhìn vào nền kinh tế từ trên đỉnh xuống, chúng ta nhìn nó từ mỗi giao dịch đi lên. Như thế sẽ dễ hiểu hơn”, ông Dalio đưa ra lời khuyên.

Ba câu chuyện của Steve Jobs

Thành thật mà nói, tôi thậm chí chưa bao giờ học đại học. Nhưng hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn ba câu chuyện từ cuộc sống của tôi, chỉ có vỏn vẹn như thế – 3 câu chuyện.
Câu chuyện đầu tiên: Kết nối điểm mốc
 
Nếu tôi không bỏ học, các máy tính cá nhân sẽ chẳng thể sở hữu các font chữ nghệ thuật như ngày nay….Tôi rời bỏ Reed College chỉ sau 6 tháng đầu nhập học, nhưng 18 tháng tiếp theo tôi mới chính thức đi khỏi đó. 18 tháng ngắn ngủi đã mang lại cho tôi những điểm mốc chẳng thể quên, và khẳng định niềm tin nghỉ học là đúng đắn.
 
Nghỉ học để tìm hướng đi riêng 6 tháng tại Reed, tôi không tìm ra câu trả lời mình sẽ làm gì với cuộc đời sau này, thậm chí chẳng tin rằng Reed sẽ giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi quyết định bỏ học sau khi tiêu hết số tiền bố mẹ dành dụm khi về hưu, và tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn.
 
Quyết định nghỉ học đồng nghĩa với việc tôi không có tiền thuê nhà và phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của một người bạn. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng việc trả lại các chai Coca-cola, mỗi tuần tôi đi bộ 7 dặm để kiếm một bữa ngon tại Hare Krishna…

 
Thời đó, Reed là trường đại học duy nhất giới thiệu về nghệ thuật chữ viết đẹp. Do đã bỏ học nên tôi quyết định tham gia khóa học nghệ thuật này. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bày một bản in lớn… Đây là môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.
 
stevejob-7429b.jpg
 
Lúc đó, tôi chưa thấy việc này có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống. Tuy nhiên, 10 năm sau, khi thiết kế hệ điều hành cho máy tính Macintosh, tất cả những điều đó trở lại. Chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, và Macintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật. Sau khi Windows copy những mẫu chữ đó từ Mac, tất cả máy tính đều sở hữu các phông chữ này.
 
Nếu tôi không bỏ học và tham gia vào khóa học chữ viết đẹp, thì tất cả máy tính cá nhân hiện nay đều chẳng thể có được chúng. Tất nhiên, tôi không thể kết nối được những điểm mốc đó với nhau khi còn ở trong trường đại học, nhưng 10 năm sau, mọi điểm mốc hiện lên rất rõ ràng.

 
Tôi muốn nói với bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không. Vì thế, hãy tin tưởng rằng bằng một cách nào đó, các điểm mốc trong quá khứ sẽ kết nối ở tương lại. Bạn cũng nên tin vào sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả và bất cứ thứ gì khác khiến các bạn tin.
 
Câu chuyện thứ hai: Tình yêu và sự mất mát
 
Nếu Apple không sa thải tôi, sẽ chẳng có xưởng phim hoạt hình máy tính Pixar và Toy Story… dù Apple có biến mất thì tình yêu đó vẫn còn. Bị sa thải khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất ….
 
Dù Apple có biến mất, tình yêu đó vẫn còn. Woz và tôi đã bắt đầu những trang sử đầu tiên của Apple trong gara của bố mẹ, lúc đó tôi 20 tuổi. Sự chăm chỉ của hai đứa đã mang lại kết quả, chỉ sau 10 năm, Apple từ chỗ chỉ có 2 người trong 1 cái gara, đã phát triển thành công ty trị giá 2 tỷ USD với hơn 4 nghìn nhân viên. Năm tôi bước sang tuổi 30, tôi đã bị sa thải.
 
Làm sao bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà chính bạn sáng lập ra nó? Vậy đấy, khi Apple phát triển hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.

 
1000033648_steve-jobs-7429b.jpg
 
Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi về tương lai khác nhau, thậm chí còn trở nên bất hòa. Hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi – ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng, những điều tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đột nhiên bị phá hủy và biến mất hoàn toàn.
 
Đó là thời gian đau khổ, và mệt mỏi nhất. Tôi cảm giác rằng mình đã làm mọi người thất vọng và đánh rơi khi cờ đến tay. Tôi gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho những cư xử không hay của mình. Tôi đã thua, rõ ràng, và thậm chí tôi đã có ý bỏ cuộc.

 
Nhưng rồi tôi phát hiện ra tình yêu dành cho những gì tôi đã tạo ra vẫn cháy bỏng, dù Apple có biến mất thì tình yêu đó vẫn còn, tôi quyết định bắt đầu lại từ đầu.
 
Sau này, tôi nhận thấy việc Apple sa thải tôi, hóa ra lại là việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Gánh nặng của sự thành công được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới, tuy không có gì đảm bảo và chắc chắn. Tôi đã để mình tự do bước chân vào quãng đời đầy sáng tạo.

 
5 năm sau khi bị sa thải, tôi dần gây sựng NeXT và Pixar, tôi gặp và yêu một người phụ nữ tuyệt vời – là vợ tôi. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình đầu tiên trên thế giới – Câu chuyện đồ chơi (Toy Story). Pixar giờ đây là xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới.
 
Sau này, Apple mua lại NeXT, tôi trở về “nhà cũ”, những kỹ thuật mà NeXT phát triển đã trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple. Tôi cũng có một gia đình hạnh phúc.

 
Tôi hoàn toàn tin rằng, tất cả điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu như Apple không sa thải tôi, đó là một viên thuốc đắng mà các bệnh nhân đều cần để có thể chữa khỏi bệnh.
 
Đôi khi cuộc sống làm bạn gục ngã, nhưng đừng để mất lòng tin. Tôi biết chắc rằng điều giúp tôi bước đi chính là tình yêu mà tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra điều mình yêu quý, cả trong công việc và cuộc sống. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và là cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những gì bạn tin tưởng đó là việc tuyệt vời.

 
Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là hãy yêu những việc mình làm. Nếu chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng bỏ cuộc. Trái tim sẽ mách bảo khi bạn tìm thấy nó.
 
Câu chuyện thứ 3: Cái chết
 
Tôi sống mỗi ngày với suy nghĩ ngày mai tôi sẽ chết…. hãy luôn khao khát và hãy cứ dại khờ.
 
17 tuổi, tôi đọc một câu châm ngôn như sau: Nếu mỗi ngày, bạn đều sống như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin là mình đã đúng.

 
Câu châm ngôn đó đã nung nấu trong tôi suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi mình: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì? Suy nghĩ rằng mình sắp chết là điều đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn trong cuộc đời mình.
 
Khoảng 1 năm trước đây, tôi nhận được kết quả thông báo tôi bị ung thư, bác sỹ nói bệnh này không chữa được và tôi nên chuẩn bị tinh thần sống trong vòng từ 3 đến 6 tháng nữa. Bác sỹ khuyên tôi nên sắp xếp công việc, nghĩa là hãy về nói nốt những lời còn lại với con cái và chuẩn bị tinh thần với gia đình đi là vừa. Và điều đó nghĩa là tôi hãy nói lời vĩnh biệt.

 
steve-jobs-7429b.jpg
 
Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chuẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn xuống dạ dày, ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu một số tế nào. Lúc đó tôi bình thản, nhưng vợ tôi đã kể rằng các bác sỹ đã mừng vui khi nói đây là trường hợp hiếm hoi có thể chữa bằng cách phẫu thuật. Và giờ tôi đã khỏe lại.
 
Đó là cảm giác tôi đã trải qua khi đối mặt với cái chết, và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cảm giác đó trong một vài thập kỷ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, những lời tôi nói sẽ chín chắn hơn là lời nói đơn thuần chỉ mang tính trí tuệ.

 
Cái chết là đích đến của tất cả chúng ta, không ai thoát khỏi nó. Và đó là cách mà cuộc sống tiếp diễn và là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Nó loại đi người già để mở đường cho người trẻ, ngay lúc này, các bạn là người trẻ, nhưng không lâu nữa, các bạn sẽ già, và cũng bị loại bỏ.
 
Thời gian là của các bạn, vì thế, đừng lãng phí để sống một cuộc sống cho người khác, đừng nhốt mình trong những tín điều, đừng để quan điểm của người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân mình…

 
Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì.
 
Khi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Tác giả cuốn sách là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park. Thời điểm đó còn chưa có máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và chụp bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy – 35 năm trước khi có Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.

 
Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 – lúc tôi vẫn còn trẻ như các bạn. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách.
 
“Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
 
Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
steve-jobs%20(1)-7429b.jpg
 
Lời kết:

Khi bạn muốn biến ước mơ trở thành hiện thực, điều này là hoàn toàn có thể và hãy tin rằng nó đúng.

Cuộc đời là chuỗi những ngày lao động và hãy lao động cho chính ước mơ của mình bạn sẽ gặt hái được thành công.
 
Nếu vấp ngã hãy đứng lên, nếu đổ vỡ hãy làm lại hạnh phúc đang ở ngay bên ta. Nếu chỉ còn ngày hôm nay, bạn sẽ muốn làm gì? Hãy làm ngay thôi.

Bill Gates - Người dũng cảm theo đuổi đam mê

Nhắc đến Bill Gates, người ta thường nghĩ đến hình ảnh tỷ phú "lắm tiền nhiều của", một doanh nhân thành đạt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, để có được thành công, người đàn ông ấy đã nỗ lực hết mình với những suy nghĩ táo bạo.
Bill Gate sinh ra trong một gia đình khá giả, bố là một luật sư có tiếng, mẹ thuộc ban giám đốc của một công ty tài chính lớn, từ sớm ông đã bộc lộ niềm say mê các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông.
 
Có thể nói Bill Gates suốt đời đấu tranh cho sự độc lập của bản thân và để khẳng định cái “tôi” của chính mình. Những “nạn nhân” đầu tiên của cuộc đấu tranh này chính là bố mẹ ông.
 
Mẹ ông vốn là giáo viên nên cách giáo dục khá nghiêm khắc. Một lần, bà bực tức vì bảo thế nào Bill Gates cũng không chịu thu dọn phòng nên nhốt cậu con bướng bỉnh dưới hầm nhà. Đến giờ ăn trưa, bà gọi cậu lên ăn. Không thấy tiếng đáp lại. Rút cuộc bà không chịu nổi, đích thân xuống tận nơi hỏi:
 
- Tại sao con không trả lời mẹ?
 
- Con đang suy nghĩ, - Bill Gates đáp.
 
- Hóa ra con suy nghĩ nên không trả lời mẹ ư ? – bà mẹ giận sôi lên.

 
- Vâng, mẹ ạ, con đang suy nghĩ. Thế mẹ đã có lúc nào suy nghĩ chưa? - cậu con trai rõ ràng là muốn chọc tức mẹ. Vào lúc đó, Bill Gates mới đang học lớp sáu.
 
Lo lắng vì thấy con trai “nổi loạn”, bố mẹ Bill Gates liền nhờ cậy đến bác sĩ tâm thần. Sau một vài buổi điều trị, bác sĩ tuyên bố: “Ông bà nhất định sẽ thua con trai ông bà mà thôi. Vì vậy tôi khuyên ông bà hãy thích ứng với cậu ta. Tranh đua với cậu ta là chuyện vừa vô nghĩa, vừa vô vọng”. Thật may mắn vì bố mẹ Bill Gates là những người hiểu biết nên họ nghe theo lời khuyên của người bác sĩ kia.

 
“Tranh đua với cậu ta là chuyện vừa vô nghĩa, vừa vô vọng”… Nhiều năm tháng qua đi và không ít các nhà kinh doanh lớn của Mỹ qua kinh nghiệm bản thân hiểu được “tranh đua” với Bill Gates nghĩa là thế nào.
 
Trong vòng hơn hai chục năm qua, Bill Gates đã để lại đằng sau nhiều kẻ đua tranh với ông. Nhưng điều chủ yếu là ở chỗ con người giàu nhất thế giới đã trở thành biểu tượng của kỷ nguyên computer!

 
billgate-4ab6f.jpg
 
Bố của Bill Gates, một luật sư hiện đang lãnh đạo hoạt động từ thiện của con trai, khẳng định là ngay từ nhỏ, cậu bé Bill đã tỏ ra rất thông minh. Bố mẹ cậu quyết định cho cậu vào học trường tư.
 
Đã có thời gian cậu say mê diễn kịch nhưng rồi computer đã chiếm ưu thế. Năm 13 tuổi, trong khi học phổ thông, Bill Gates cùng người bạn thân của mình là Paul Allen lắp đặt được terminal đầu tiên rồi sau đó lập được hai phần mềm cho nó.

 
Mặc dù kết quả học tập hằng ngày không tốt lắm nhưng Bill Gates bất ngờ kết thúc lớp 9 với toàn điểm giỏi và trở thành một trong mười học sinh xuất sắc nhất nước Mỹ trong kỳ thi trắc nghiệm về “năng lực”. Đến lớp 10, Bill Gates không còn học môn computer nữa mà đã giảng dạy môn này.
 
Cũng vào những năm đó, Bill Gates có một người bạn thân là Kent Evans, con trai một mục sư. Bill Gates nhớ lại: “Chúng tôi thường cùng nhau đọc tờ tạp chí “Fortune” và mơ ước chinh phục cả thế giới.

 
Cho tới nay tôi vẫn nhớ số điện thoại của tờ tạp chí này”. Bill Gates, Kent Evans và Paul Allen thành lập công ty “Lakeside Programmers Group” và bắt đầu phục vụ các Cty địa phương.
 
Ngay vào lúc còn học phổ thông, Paul Allen đã thực hiện nỗ lực đầu tiên nhằm “lật đổ” Bill Gates và nắm toàn bộ công việc vào tay mình. Nhưng ít lâu sau Paul nhận thấy không thể thiếu tài năng và nhiệt tình của Bill được. Và Paul ngỏ lời mời Bill. “Được thôi,- Bill trả lời. – Nhưng chỉ với một điều kiện: ông chủ phải là tôi mới được”.

 
Thái độ của Bill Gates đối với sự nổi tiếng của ông là khá mơ hồ mặc dù ông cho rằng sự nổi tiếng làm hư hỏng con người. Và bởi vì ông không phải là ngôi sao điện ảnh mà vẻ ngoài lại không có gì nổi bật nên ông có thể đi lang thang trên đường phố New York mà không ai nhận ra.
 
Ông cũng chẳng có vệ sĩ tháp tùng. Một lần, tại tiệm ăn “44” nổi tiếng ở khu Manhattan, có một người khách tiến lại gần chiếc bàn ông ngồi. Ông tưởng người đó đến xin chữ ký của ông.
 
Nhưng không, người đó chỉ đến để đề nghị ông hạ bớt giọng. Hóa ra ông nói chuyện quá to và làm phiền những người ngồi ở bàn bên.

 
Bill-Gates1-4cfea.jpg
 
Đối với Gates, “bí kíp” thành công của ông chính là nhờ những người bạn. Ông coi trọng họ và thuê họ làm việc cho mình. Ta có thể kể đến ví dụ là ngài đồng chủ tịch của Microsoft, Paul Allen, một người bạn của Gates từ khi ông ta chỉ mới 13 tuổi.
 
Một trường hợp khác nữa là CEO của Microsoft, Steve Ballmer, bạn từ thời Gates còn học tại trường Harvard. Những mối quan hệ cá nhân thân thiết tạo niềm tin ở nơi Gates và họ luôn hết mình vì sự phát triển của công ty.

 
Gates hiểu rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Tất nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ điều này và không phải lúc nào cũng đúng với tất cả mọi người. Sự nghiệp học hành cũng có những lợi thế riêng và trước khi thôi học, bạn cần cân nhắc kỹ đến hậu quả. Bill Gates đã đi ngược với truyền thống và đã thành công trên con đường đã chọn.
 
Gates ngày càng thành công vì ông không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có. Dù trở thành tỷ phú khi mới 38 tuổi nhưng ông vẫn không ngừng nỗ lực, sáng tạo với tham vọng kiếm nhiều tiền hơn nữa trong tương lai.

 
bilgate-4ab6f.jpg
 
Trong suốt sự nghiệp của mình, Gates đã rất thành công khi theo đuổi những niềm đam mê của mình, từ sở thích lập trình cơ bản đến trở thành một nhà từ thiện. Gates không bao giờ làm những việc mà ông không tin tưởng sẽ thành công. Ông hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần phải làm gì để đạt được thành công.

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More