Những CEO được kỳ vọng nhất trong năm 2012

Năm mới 2012 lại một năm nhiều thách thức đối với các sếp lớn tại các công ty đa quốc gia. Dưới đây là những vị Giám đốc điều hành (CEO) nổi bật, những người được chờ đợi sẽ chèo lái thành công con thuyền công ty của mình về đích trong nay.
1. Tim Cook, Tập đoàn Apple
Trong 10 năm có lẻ làm việc tại Apple, Tim Cook đã chứng tỏ sự cừ khôi trong việc điều hành hãng công nghệ khổng lồ này. Trong năm mới 2012, thế giới đang kỳ vọng sẽ thấy một diện mạo mới của Apple dưới cái bóng của ông.
Tháng 8 năm ngoái, Cook được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc điều hành thay thế cho người đồng sáng lập Steve Jobs vừa qua đời vào tháng 11. Đến nay, Cook luôn nhận được sự đánh giá cao – ông được biết đến như một người điều hành lịch thiệp nhưng cũng rất khắt khe trong con mắt của các nhân viên và là người đã nghiên cứu hoạt động cũng như các sản phẩm của hãng với sự chu đáo không kém gì người tiền nhiệm Steve Jobs theo nhận định của các nhà đầu tư.
Năm tới sẽ là một năm nhiều thử thách đối với ông khi phải đảm nhiệm công việc giới thiệu phiên bản mới của các sản phẩm đã cho ra mắt trước đó, như iPhone và iPad, và có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới rất được mong chờ như iTV.


2. Akio Toyoda, Tập đoàn Toyota
Đối với vị Chủ tịch tập đoàn xe hơi Toyota, ông Akio Toyoda, 2012 có thể sẽ là một năm “được ăn cả ngã về không”.
Ông chủ của hãng sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản đã cam kết giữ vững mức sản xuất nội địa ở con số 3 triệu xe hơi mỗi năm, ngay cả khi các đối thủ của hãng chạy đua tìm kiếm các thị trường nước ngoài. Việc đồng Yen tăng giá kỷ lục so với USD đã làm giảm đáng kể lợi nhuận từ việc xuất khẩu xe hơi của nước này.
Ông Toyoda đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch tập đoàn Toyota do ông nội của mình thành lập được 3 năm. Dù đưa ra nhiều tuyên bố hùng hồn về việc phát triển Toyota, tuy nhiên, dưới bàn tay lãnh đạo của ông Akio, hiện cổ phiếu của Toyota đang ở mức thấp trong vòng 15 năm trở lại đây. Đó chính là lý do nhiều người đang đặt câu hỏi lớn về số phận củaToyota trong năm mới 2012.
3. Kenneth C. Frazier, Tập đoàn dược phẩm Merck
Trong năm đầu tiên điều hành tập đoàn Merck, ông Kenneth Frazier đã chối bỏ những lời chỉ trích của tờ Wall Street liên quan đến việc hãng này đã chi quá nhiều tiền cho hoạt động nghiên cứu thuốc.
Ông Frazier tuyên bố sẽ bảo vệ các phòng thí nghiệm của công ty khỏi đợt cắt giảm lớn mà các đối thủ của hãng này như tập đoàn Pfier đang sử dụng để gây áp lực cũng như trong thời điểm Frazier từ vị trí luật sư vươn lên trở thành Giám đốc điều hành và ủng hộ việc nghiên cứu ngành dược phẩm.
Liệu rằng ông Frazier có thành công với dự án nghiên cứu và phát triển bị cho là lãng phí tiền của hay không còn phụ thuộc vào việc các loại thuốc như Bridion - một giải pháp điều trị loại bỏ tác dụng phụ trong quá trình gây mê phẫu thuật được kỳ vọng sẽ trình lên cơ quan chức năng Mỹ vào năm 2012 có được phê duyệt.
Ông Frazier, từng là sinh viên trường Penn State, sẽ đứng đầu một ủy ban điều tra ý kiến của các trường đại học về vụ việc một vị huấn luyện viên bóng đá bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em.
4. Tom Horton, Tập đoàn hàng không AMR
Hiện, thách thức đang đặt ra trước mắt ông Thomas Horton là phải cứu lấy hãng hàng không Mỹ.
Ông Horton hiện giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không AMR. Ngày 29/11/2011, AMR buộc phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản theo chương 11 trong Luật bảo lãnh phá sản của Mỹ. Ông Horton hiện đang đau đầu mong tìm ra lối đi giúp tập đoàn từng thất thoát 10 tỉ USD trong thập kỷ vừa qua trở lại thời kỳ làm ăn có lãi.
Năm 2012 là năm thứ 23 Horton lãnh đạo tập đoàn AMR. Ông có ý định cắt giảm chi phí liên quan đến cho thuê các máy bay và các hợp đồng nhân công, cùng lúc phải thuyết phục 88.000 nhân viên tin tưởng quyết định này của ông là vì lợi ích của chính họ. Horton có thể sẽ đảm nhiệm việc sát nhập với một hãng hàng không khác hoặc chịu đứng nhìn đối thủ khác giành mất một vụ mua lại gây bất lợi cho hãng này.
5. Cyrus Mistry, Tập đoàn Tata Group
Có thực lực kinh doanh hay chỉ dựa hơi cha mình là câu hỏi nhiều người đặt ra cho Cyrus Mistry, người thừa kế 43 tuổi của tập đoàn hàng đầu Ấn Độ Tata Group hiện đang nắm giữ hãng xe Jaguar và khách sạn New York's Pierre.
Lý lịch của Mistry cho biết ông này từng giữ vị trí Giám đốc điều hành công ty xây dựng Shapoorji Pallonji của gia đình. Tuy nhiên, người cha, ông Pallonji Mistry, nhà tỉ phú sống ẩn dật lại là cổ đông lớn nhất của Tata Sons, công ty nắm đa số cổ phần của tập đoàn Tata với số tiền góp vốn lên đến 18%.
Ông Mistry sẽ có thời gian để học hỏi công việc trước khi câu hỏi về thực lực được trả lời rõ ràng: ông sẽ có một năm học việc với Ratan Tata, người sắp hết nhiệm kỳ vào tháng 12/2012.
6. Ron Johnson, Tập đoàn bán lẻ J.C. Penney
Người từng đứng đầu hệ thống các gian hàng bán lẻ của hãng Apple hiện đang cầm lái tập đoàn bán lẻ J.C. Penney từ tháng 11 năm ngoái và đã thức tỉnh chuỗi cửa hàng đang trong giai đoạn kinh doanh ảm đạm.
Ron Johnson, người được công nhận là “nhân tố tích cực” trong việc điều hành các gian hàng của Apple đã làm nên một đội ngũ quản lý của tập đoàn Apple và Target và có được vụ làm ăn có một không hai với tập đoàn Martha Stewart Living Omnimedia. Trong buổi họp quý ba của công ty diễn ra vào tháng 11 vừa qua, ông Johnson đã phát biểu: “Tôi có mặt ở đây là để mang đến những thay đổi mới mẻ cho tập đoàn này.”
Giờ đây, mọi con mắt đều đổ dồn vào Johnson và đội ngũ của ông sẽ phải làm việc hết sức sao cho thích ứng với một gian hàng với nhiều sản phẩm hơn và làm mới hình ảnh tập đoàn vốn đã lỗi thời. Nhiều người mong đợi ông Johnson sẽ tạo ra những thương hiệu nổi tiếng khác.
7. Tom Staggs and Jay Rasulo, Tập đoàn Walt Disney
Đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu tập đoàn Walt Disney, 2012 sẽ đánh dấu một năm đầy cạnh tranh đối với vị trí Giám đốc điều hành. Không ai khác ngoài hai ứng cử viên nặng ký Tom Staggs và Jay Rasulo sẽ đua tài để dành lấy ngôi vị cao nhất của tập đoàn Walt Disney.
Giám đốc điều hành hiện tại của hãng này, ông Robert Iger hồi năm ngoái đã tuyên bố sẽ từ chức vào năm 2015. Theo yêu cầu của ông Iger, hai nhân viên lâu năm Tom Staggs và Jay Rasulo sẽ có sự luân chuyển công việc. Trong năm tới, mỗi người sẽ thực hiện những dự án đầy tham vọng, thể hiện triển vọng lãnh đạo một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới này.
Ông Staggs, người lãnh đạo công việc kinh doanh tại các công viên vui chơi và khu nghỉ dưỡng sẽ đảm nhiệm thêm việc phát triển Disneylandtại Thượng Hải, một phần trong dự án 4,4 tỉ USD khởi công vào tháng 4 vừa qua.
Ông Rasulo, Giám đốc tài chính của Disney sẽ phải chèo lái tập đoàn này đạt tới kết quả kinh doanh trong năm tài chính mới đây nhất với kỷ lục lợi nhuận và doanh thu. Trong tương lai, Disney sẽ không chỉ nhắm đến thị trường Trung Quốc mà còn vươn xa tới các thị trường truyền thông khác như Ấn Độ và Nga.
8. Fu Chengyu, Tập đoàn dầu khí Sinopec
Các lãnh đạo hàng đầu của các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc thường hay bị luân chuyển công tác sang các công ty khác nhau. Tuy nhiên, Chủ tịch tập đoàn dầu khí nước này, ông Fu Chengyu lại kiên quyết giữ lấy vị trí của mình bằng thái độ cứng rắn trong các phi vụ làm ăn cũng như tham vọng toàn cầu của mình.
Ông Fu, năm nay đã 60 tuổi, được nhiều người biết đến trong thời gian điều hành công ty Cnooc. Năm 2005, ông đã thực hiện mua lại có phần táo bạo nhưng không thành công công ty Unocal có trụ sở tại California. Giờ đây, với vị trí Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Sinopec, ông Fu lại có tham vọng thực hiện hàng loạt vụ mua lại các công ty trên toàn cầu trong năm nay.
Chắc chắn rằng việc mở rộng phạm vi của tập đoàn này ra khỏi biên giới Trung Quốc và thắng thầu vụ mua lại China Gas Holdings Ltd – sẽ còn thu hút sự chú ý lớn.
9. Ginni Rometty, Tập đoàn IBM
Vào ngày 1/1 vừa qua, tập đoàn International Business Machines sẽ bắt đầu một kỉ nguyên mới với việc lên nắm quyền của người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử, bà Virginia M. Rometty. Với thâm niên 30 năm làm việc tại IBM, bà đã đồng ý đảm nhiệm vị trí này sau khi dẫn dắt công ty mở rộng kinh doanh dịch vụ tư vấn cấp cao và tập trung nhiều hơn vào các thị trường mới nổi.
Ưu tiên hàng đầu của bà Rometty vẫn là phát triển các sáng kiến phần mềm và công nghệ điện toán đám mây. Cùng lúc, bà sẽ phải chèo lái nền kinh tế đang trong thời kỳ bất ổn và có những thay đổi quan trọng trong phương thức sử dụng công nghệ của các công ty.
Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 11 vừa qua khi được bổ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành, bà cho biết mình không vạch trước những thay đổi trước mắt trong chiến lược của tập đoàn IBM như về mô hình kinh doanh chẳng hạn. Song, điều quan trọng là IBM sẽ không ngừng làm mới bản thân. Ông Samule J. Palmisano, người sắp từ chức cương vị Giám đốc điều hành song vẫn giữ chức Chủ tịch tập đoàn đã đưa ra một vài lời khuyên như vậy dành cho người kế nhiệm mình.
10. Abilio Diniz, Tập đoàn Pão de Açúcar
Abilio Diniz đã dành cả cuộc đời mình để gây dựng nên chuỗi siêu thị lớn nhất Brazil có tên Pão de Açúcar. Để có được sự nghiệp như ngày nay, ông đã phải tranh đấu với các đối thủ cạnh tranh, kể cả gia đình và bạn bè trên mỗi bước đường lập nghiệp.
Tại thời điểm khó khăn tài chính trong thập kỉ vừa qua, ông đã đồng ý bán lại cơ ngơi của mình cho France's Casino SA, song đến tận năm 2012, vụ làm ăn này mới lên tới đỉnh điểm khi ông Diniz phải nhượng lại phần cổ phiếu của mình dưới quyền kiểm soát của Casino.
Năm ngoái, vị Giám đốc táo bạo này đã tìm mọi cách giữ lại công ty của mình bằng cách ngấm ngầm hủy bỏ vụ làm ăn với đối thủ lớn nhất là Carrefour SA, một công ty của Pháp. Vụ việc không thành công, tuy nhiên điều sso không làm chùn bước ông Diniz. Nhiều điều bất ngờ khác đang được trông đợi cho tới khi thời hạn cuối cùng là tháng 6 năm sau.
11. Meg Whitman, Tập đoàn HP
Nguyên Giám đốc điều hành tập đoàn eBay, đồng thời là ứng cử viên cho chức thống đốc bang California đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất trong năm mới 2012: cải thiện tình hình kinh doanh của tập đoàn máy tính Hawlett-Packard (HP).
Bà Whitman được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành của công ty máy tính và máy in khổng lồ đang trong giai đoạn khó khăn vào tháng 12 năm ngoái. Cho đến nay, bà Whitman đang cố gắng hóa giải những thiệt hại mà người tiền nhiệm, ông Leo Apotheker đã gây ra khi có hành động cản trở việc chia nhỏ công việc kinh doanh của mảng máy tính cá nhân đã được đề xuất từ trước.
Bà Whitman đã tuyên bố rất rõ ràng về những dự định tăng trưởng lợi nhuận đều đặn, đối lập với những tiên đoán về việc thực hiện những chiến lược lớn đã đưa hãng này đi quá xa. Để thực hiện được mục tiêu đó, bà đã phải hạ thấp các mục tiêu, lập ra những đích đến về lợi nhuận một cách thận trọng và chưa đưa ra những chỉ đạo về mặt doanh thu cho cả năm.
12. Jack Ma, Alibaba Group
Là chủ tịch một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Trung Quốc, Alibaba Group Holding Ltd., ông Jack Ma đã nổi lên như một nhân vật quan trọng quyết định số phận mịt mờ của tập đoàn Yahoo khi nắm giữ gần 40% vốn góp của tập đoàn này.
Ông Ma nắm quyền mua lại cổ phần của Yahoo có trong Ablibaba. Ông này cũng không hề giấu diếm ý định có được ít nhất và một phần nào đó trong số vốn góp vào Yahoo. Điều này đã khiến ông chủ tập đoàn Alibaba có được tiếng nói quan trọng đối với tài sản duy nhất có giá trị của Yahoo.
Tại thị trường trong nước, ông Ma đang nổ lực đón đầu cuộc chơi khi mà sự cạnh tranh đang tăng cao đối với các trang web bán hàng trực tuyến khổng lồ Marketplace vàTaobao Mall đang cạnh tranh gay gắt với eBay.com xét về giá trị giao dịch.
Trong năm nay, ông Ma đã có những biện pháp cản trở hội đồng quản trị, bao gồm cả hai nhà đầu tư lớn nhất là Yahoo and Softbank. Đây là một quyết định nhằm chuyển giao quyền sở hữu một công ty con quan trọng thành một công ty riêng do ông nắm quyền quản lý. Sự chuyển biến này nhằm tuân thủ các quy định về dịch vụ thanh toán trực tuyến, song điều đó cũng khiến ông vấp phải những tranh cãi xung quang các vấn đề về quản lý tập đoàn và làm tăng thêm những lo ngại xung quang việc chính phủ có thể sẽ giới hạn hơn nữa các nguồn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp  Internet đang trên đà phát triển.

Chân dung những tỷ phú đi lên từ tay trắng

Không ít người trong số những tỷ phú hàng đầu thế giới bắt đầu sự nghiệp từ con số 0. Họ là bằng chứng sống cho thấy, vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc sống và tạo dựng điều tốt đẹp cho bản thân là việc mà mỗi người đều có thể làm được.
Trang Business Insider đã điểm 15 gương mặt tỷ phú tự mình gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.
1. Guy Laliberté, CEO của đoàn xiếc Cirque du Soleil lừng danh thế giới
Sinh ra tại Canada, Laliberté bắt đầu theo đuổi nghiệp diễn xiếc bằng những tiết mục biểu diễn ngay trên đường phố như chơi đàn, đi trên dây, phun lửa… Năm 1987, ông đánh liều đưa một gánh xiếc thành công ở vùng Quebec tới một lễ hội nghệ thuật ở Los Angeles. Chuyến đi này khiến cả đoàn tiêu hết sạch tiền và không thể mua vé trở lại Quebec.
Tuy nhiên, đoàn xiếc của Laliberté đã gặp vận đỏ khi được đưa tới Las Vegas, và tại đây, trở thành đoàn xiếc lừng danh Cirque du Soleil ngày nay. Với cương vị CEO của Cirque du Soleil, Laliberté hiện sở hữu khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD và đã chi tiền để tham gia vào một chuyến du lịch vũ trụ.


2. Li Ka-shing, tỷ phú giàu nhất Đông Á
Gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục sang sinh sống tại Hồng Kông vào năm 1940. Cha Li mất khi ông mới 15 tuổi. Sau cái chết của cha, Li phải bỏ học và vào làm việc trong một nhà máy nhựa rồi một công ty sản xuất hoa nhựa để  giúp đỡ gia đình. Đến năm 1950, Li bắt đầu mở công ty riêng mang tên Cheung Kong Industries.
Ban đầu chỉ sản xuất đồ nhựa, về sau công ty này nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Li đồng thời cũng tiến tới nắm cổ phần ở nhiều công ty khác nhau. Đến nay, ông đã có tài sản trong các lĩnh vực ngân hàng, điện thoại di động, truyền hình vệ tinh, sản xuất xi măng, bán lẻ, khách sạn, vận tải, hàng không, điện lực, sản xuất thép, cảng biển, vận tải biển, thiết bị làm mát…
3.Tỷ phú Francois Pinault, ông chủ hãng đồ hiệu PPR
Pinault thôi học vào năm 1947 sau khi bị trêu chọc vì kiến thức yếu kém. Sau đó, ông tham gia vào hoạt động kinh doanh gỗ của gia đình và bắt đầu mua lại những công ty nhỏ từ thập niên 1970. Chiến lược kinh doanh “bạo tay” của ông - bao gồm việc sa thải hàng loạt nhân viên và bán lại công ty gỗ của mình rồi mua lại chính công ty đó với mức giá “bèo” khi thị trường xuống dốc - khiến nhiều gọi ông là “ác thú”.
Ông cũng áp dụng chiến thuật tương tự trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kiếm lợi lớn khi mua trái phiếu Pháp với giá rẻ, và dùng tiền của Chính phủ để cứu các doanh nghiệp khỏi phá sản. Với tài sản gây dựng được, ông thành lập hãng đồ hiệu PPR với các thương hiệu lừng danh như  Gucci và Stella McCartney. Có thời điểm, ông đã là người giàu nhất nước Pháp. Hiện Pinault đang sở hữu khối tài sản 8,7 tỷ USD, có những dinh cơ tráng lệ trên khắp thế giới, và là cha chồng của nữ minh tinh Salma Hayek.
4. Leonardo Del Vecchio, tỷ phú kính mắt có tài sản 10 tỷ USD
Mẹ của Leonardo Del Vecchio sớm góa bụa và không đủ khả năng nuôi 5 người con. Ông lớn lên trong trại trẻ mồ côi, sau đó làm việc tại một nhà máy sản xuất khuôn đúc phụ tùng ô tô và gọng kính. Năm 23 tuổi, Vecchio mở một xưởng đúc riêng để sản xuất gọng kính.
Về sau, xưởng này mở rộng thành hãng sản xuất kính mắt lớn nhất thế giới có tên Luxottica, với những thương hiệu đã quá nổi tiếng như Ray-Ban và Oakley. Công ty này hiện sở hữu 6.000 cửa hàng bán lẻ kính mắt với những cái tên như Sunglass Hut và LensCrafters. Khối tài sản ròng mà Vecchio hiện sở hữu là hơn 10 tỷ USD.
5. Kirk Kerkorian, tỷ phú bất động sản sở hữu tài sản 16 tỷ USD
Kerkorian bỏ học năm học lớp 8 để nuôi mộng trở thành một võ sỹ đấm bốc. Rồi nhà Kerkorian gặp khó khăn vì Đại suy thoái, khiến ông phát triển được các kỹ năng nhằm tìm kiếm thu nhập về cho gia đình. Ông gia nhập Không lực Hoàng gia Anh trong Chiến tranh Thế giới 2, đưa hàng tiếp phẩm trên các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương với tỷ lệ 1/4 chiếc máy bay “một đi không trở lại”.
Với tiền kiếm được từ nghề phi công, ông trở thành một con bạc cỡ bự, rồi sau đó là một đại gia bất động sản ở Las Vegas, sở hữu những tổ hợp khách sạn và nghỉ dưỡng nổi tiếng như The Flamingo, The International và MGM Grand. Hiện tài sản ròng của ông trị giá 16 tỷ USD.
6. Ingvar Kamprad, tỷ phú bán lẻ đồ nội thất
Kamprad sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn Thụy Điển, nhưng có “máu” kinh doanh từ nhỏ. Lúc còn ít tuổi, ông đã biết mua sỉ diêm từ Stockholm về bán cho hàng xóm. Sau đó, ông còn buôn cá, đồ trang trí Giáng sinh và bút mực. Không hài lòng với việc buôn bán nhỏ, Kamprad dùng tiền mà cha cho mỗi khi ông được điểm tốt để mở một công ty đặt hàng qua thư.
Về sau, công ty này trở thành tập đoàn IKEA (tên tập hợp các chữ cái đầu của tên Ingvar Kamprad, cùng tên là và tên trang trại gia đình ông). Đồ nội thất trở thành mặt hàng bán chạy nhất của công ty, và Kamprad dùng hàng của nhà sản xuất địa phương để giảm chi phí. Đã có lúc Kamprad là người giàu nhất thế giới. Hiện ông sở hữu khối tài sản 6 tỷ USD.
7. Roman Abramovich, tỷ phú dầu lửa của Nga
Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 4 tuổi, cậu bé Abramovich được chú và bà nội nuôi nấng. Cơ hội đến với Abramovich khi ông được cha mẹ vợ tặng cho một món quà cưới đắt tiền. Ông quyết định bỏ ngang đại học để theo đuổi mộng doanh nhân, ban đầu bằng việc bán những con vịt nhựa bên ngoài một khu căn hộ ở Moscow.
Vào năm 1995, Abramovich thâu tóm hãng dầu lửa khổng lồ Sibneft với mức giá hời. Sau đó, ông tiếp tục đầu tư vào những thương vụ lớn, bao gồm mua lại hãng nhôm Russian Aluminum và hãng thép Evraz Group. Tỷ phú từng bị cáo là có những thủ đoạn mờ ám trong kinh doanh này hiện đang là chủ nhân của chiếc du thuyền tư nhân lớn nhất trên thế giới.
8. Richard Desmond, ông chủ của những tạp chí nổi tiếng
Sau khi cha mẹ ly dị, cậu bé Desmond sống cùng mẹ bên trên một gara ôtô. Đó là quãng thời gian mà Desmond mô tả mình là một đứa trẻ “rất béo và rất đơn độc”. Ông nghỉ học năm 14 tuổi và đi bán hàng để có tiền thanh toán các hóa đơn. Ông từng là một tay chơi trống cừ khôi, nhưng không giàu lên nhờ tài năng âm nhạc dù đã mở những cửa hiệu bán đĩa hát.
Sau đó, ông xuất bản tạp chí đầu tiên về âm nhạc và ghi âm mang tên International Musician and Recording World. Tiếp đó, “đế chế” xuất bản tạp chí Desmond tiếp tục xuất bản bản tiếng Anh của tạp chí Penthouse rồi tạp chí Ok!. Hiện Desmond đang sở hữu nhiều ấn bản tạp chí trên khắp thế giới và là một nhà hoạt động từ thiện.
9. J.K. Rowling, tác giả bộ truyện nổi tiếng Harry Potter
Vào đầu những năm 1990, Rowling vừa mới ly dị chồng và cùng con gái sống bằng tiền trợ cấp. Cuốn Harry Potter đầu tiên được bà viết chủ yếu khi ngồi trong quán cà phê. Bị chứng mất ngủ hành hạ, bà thường phải đi dạo với con rồi mới đi ngủ được. Bộ truyện Harry Potter đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, đem lại cho nữ văn sỹ Rowling khối tài sản khoảng 1 tỷ USD.
10. Sam Walton, người sáng lập hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart
Trong thời kỳ Đại suy thoái, gia đình Walton sống ở một nông trại thuộc bang Oklahoma. Để giúp gia đình có tiền sinh sống, Sam Walton vắt sữa bò và giao sữa cho khách hàng. Ông còn bán báo và tạp chí. Năm 26 tuổi, ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Missouri, đồng thời quản lý một cửa hiệu tạp hóa.
Với số vốn 20.000 USD vay của bố vợ, Walton mua lại một tiệm tạp hóa có tên Ben Franklin ở Arkansas. Sau đó, ông mở rộng cửa hiệu này thành một chuỗi bán lẻ, rồi thành lập hãng Wal-Mart và Sam’s Club. Ông qua đời năm 1992, để lại công ty cho vợ và các con.

Nghị lực Chiến thắng bản thân

Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người với tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn.

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và từ bỏ những ước mơ, khát vọng của mình. Cánh cửa thành công không bao giờ đóng cửa. Mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi thử thách đều có thể chinh phục.

Bạn ơi đừng lãng phí!

Bạn ơi đừng lãng phí!

When you believe -Con đường thành công

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More