Tìm hiểu về kinh doanh da cấp


Kinh doanh đa cấp (KDĐC- Tiếng Anh: Multi-level Marketing Tiếp thị đa cấp) hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) (KDTM) hay Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Đây là phương thức kinh doanh tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh đa cấp gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, và thường được quy kết với hình tháp ảo nhưng kinh doanh đa cấp và hình tháp ảo là hoàn toàn khác nhau

Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một nhà phân phối mới được kết nối với mã số của Người bảo trợ (Sponsor - Sps) của anh ta.

Trong "Nghị định về quản lí hoạt động bán hàng đa cấp" do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: "Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận".
Trong đoạn video KINH DOANH THEO MẠNG LÀM RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI, bạn sẽ nghe được những gì những con người thành công nói về loại hình kinh doanh này.
Đã có những ý kiến trái chiều về loại hình kinh doanh này một phần do mọi người lầm nó với hình tháp ảo hoặc họ đã chọn lầm công ty. Trong cuộc sống những cái tốt xấu luôn lẫn lộn, nhưng không vì thế mà ta phủ định tất cả? Nếu tìm hiểu về nó và thật sự lắng nghe nó, cách nghĩ của bạn có thể sẽ thay đổi đấy. Rober T. Kiyosaki tác giả của một trong ba bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại "Dạy Con Làm Giàu" đã phân tích rất rõ về loại hình kinh doanh này trong tập 11. Ông đã gọi và đặt tên nó là "Trường Dạy Kinh Doanh Cho Những Người Thích Giúp Đỡ Người Khác". Có thể nhiều người có cái nhìn tiêu cực về nó, nhưng loại hình kinh doanh này đang trở thành xu thế ở nhiều quốc gia và sẽ phổ biến hơn tại Việt Nam trong thời gian tới. Khi làm kinh doanh, "đón đầu xu thế" là một trong những điều chúng ta được dạy để trở nên thành công mặc dù con đường phía trước sẽ có nhiều chông gai. "Gan lì" tiếp tục theo đuổi lý tưởng hay bỏ cuộc còn tuỳ thuộc vào mỗi con người, nhưng chúng ta biết được rằng tỉ lệ những người thành công là rất ít trong tổng thể. Bạn và tôi sẽ chọn con đường nào? Tôi đã chọn, đã vấp phải khó khăn, nhưng tôi muốn gan lì bước tiếp vì tương lai của tôi, vì cuộc sống an nhàn cho cha mẹ tôi, và hơn thế nữa vì để lại di sản cho những đứa con của tôi sau này. Ước mơ xa vời nhưng không có ước mơ sẽ không có những con người vĩ đại của thế giới, đúng không bạn? Tôi không có ước mơ để thành người vĩ đại của thế giới, nhưng của gia đình tôi. Ước mơ của bạn là gì? Bạn sẽ làm như thế nào để biến ước mơ thành hiện thực??

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More